Lập trình viên cần phải học nhiều thứ, và học liên tục: Thuật toán (algorithm), cấu trúc dữ liệu, ngôn ngữ lập trình, … năm kia phải học C#, năm ngoái Java, năm nay NodeJS, sang năm có lẽ là Python, nghe nói đang là trending…

Tuy nhiên bài này không nói về những thứ ấy, bạn có thể học những cái đó ở các trường đại học hoặc các trung tâm dạy lập trình. Bài này nói về những thứ mà có lẽ sẽ là điểm khác biệt lớn trong những buổi phỏng vấn nếu bạn thành thạo những công cụ và kỹ năng này, cho dù bạn làm web developer hay mobile developer hay gì chăng nữa.

1) GIT (hoặc SVN)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Git là 1 công cụ quản lý mã nguồn (SCM) giúp người dùng lưu lại các phiên bản của những lần thay đổi mã nguồn để dễ dàng khôi phục lại phiên bản cũ mà không cần phải nhớ là mình đã chỉnh ở đâu, tất cả phiên bản bạn cần đều đã được sao lưu.

Khi bạn đã từng làm với GIT, thường thì một cách tự nhiên người phỏng vấn sẽ cho là bạn đã có kinh nghiệm làm việc thực tế ở một mức độ nào đó, không còn chỉ là người vừa học xong nữa, một lợi thế lớn. Đó là lý do 1 số trung tâm lập trình đã đưa GIT vào trong nội dung học.

2) Trello

Trello giúp bạn hiểu về cách quản lý công việc trong môi trường Agile (mà hầu hết các công ty IT đang áp dụng). Nắm được nguyên tắc làm việc của trello có nghĩa là bạn đã hiểu ở một mức độ nhất định cách thức làm việc trong thực tế, Người phỏng vấn sẽ gật gù “ồ, cu này dùng trello rồi, vào là làm được luôn, không phải tốn công hướng dẫn, mấy ông trước đây chưa biết vào hỏi lung tung làm mình không trả lời được, tốn thời gian :)”

3) Communication

Kỹ năng này thường bị đánh giá thấp, vì developer mới hay quá chú trọng về thể hiện khả năng kỹ thuật, mà cái này thì trừ 1 số rất ít cực giỏi ra còn thì là “chú tuổi gì mà chém linh ta linh tinh”. Thể hiện khả năng giao tiếp tốt trong buổi phỏng vấn là yếu tố được đánh giá cao, Với những lính mới thì communication thể hiện ở 2 khía cạnh (1) tinh thần khiêm tốn, học hỏi, vì kiểu gì bạn cũng sẽ phải hỏi những đồng nghiệp, đặc biệt là các đàn anh, sự khiêm tốn và cầu thị sẽ làm bạn dễ được tận tình chỉ bảo hơn bởi các đàn anh lúc nào cũng đang bận rộn giả vờ ngồi nhìn vào màn hình code hoặc ngồi trà đá chém gió, và (2) quan trọng hơn là phải biết hỏi cho nó rõ ràng, ví dụ:

  • KHÔNG ĐƯỢC: Này, Tớ đang code cái này mà ko chạy, xem giúp tớ với

  • NÊN: Này, cho tớ lời khuyên chút, Tớ đang code chức năng X, dùng thư viện Y để làm nhưng không hiểu sao nó ra kết quả Z’ thay vì Z. cậu làm phần này quen rồi chỉ tớ với, tớ mời coffee nhá. 

Đưa thông tin đầy đủ context và vẻ mặt “nai tơ” frienly sẽ dễ giúp bạn giải quyết được vấn đề hơn. Kỹ năng communication càng tốt, nó sẽ càng ngày càng có ích trong con đường sự nghiệp rất dài phía trước của bạn.