Trong lĩnh vực IT, câu chuyện các kỹ sư thường hay nhảy việc không còn có gì là lạ và chuyện việc nói chung đối với chung ta đều là một sựkiện lớn trong đời người.
Đó là chuyện không dễ dàng gì mà thực hiện được. Hơn nữa, các kỹ sư thường làm việc trong văn phòng với máy tính, cơ hội được tiếp xúc với nhiều người, nhiều tính cách cũng ít đi vì vậy mà chuyện phỏng vấn đối với họ có đôi chút khó khăn.
Do đó, có nhiều người dù năng lực rất tốt nhưng trong lúc phỏng vấn cũng xảy ra thất bại dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội chuyển việc sang công việc phù hợp với mình hơn.
Vì thế, để không gặp trở ngại khi phỏng vấn, hãy thử đứng dưới góc độ của các doanh nghiệp để suy nghĩ thử xem trước lúc phỏng vấn cần chuẩn bị xem nên nói những cái gì. Ngoài ra còn có một số mẹo nhỏ để phỏng vấn thành công . Vì vậy, trong bài viết lần này tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật sử dụng khi phỏng vấn để đạt được kết quả tốt hơn.
1. Nhà tuyển dụng nên chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn?
Hiện tại, có rất nhiều công ty đang thiếu nguồn nhân lực về IT, mặc dù họ cũng có nghĩ đến chuyện tuyển dụng, nhưng mà thực tế lại gặp khó khăn do không đủ nguồn nhân sự cần thiết để thực hiện hoạt động này.
Những công ty như vậy, không hẳn các kỹ sư IT nào cũng có suy nghĩ là làm việc tại đó. Hơn nữa, dựa vào kỹ năng cũng như các quá trình làm việc mà họ có thể tự đánh giá được công ty nào mà có thể làm việc được.
Đồng thời, trong quá trình phỏng vấn các kỹ sư nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem người này có phù hợp với công ty của họ hay không, nếu không phù hợp thì có kỹ năng cũng như kinh nghiệm phù hợp hay chăng nữa thì vẫn sẽ không được nhận.
Do đó, các nhà tuyển dụng kỹ sư IT cần phải kiểm tra, cân nhắc cả hồ sơ sơ yếu lý lịch và hồ sơ về quá trình làm việc của ứng viên đó, sau đó trong quá trình phỏng vấn, xem xét xem người này có thật sự phù hợp với công ty hay không và ứng viên này liêu có tiềm năng trong tương lai hay không.
Vì thế, các dạng câu hỏi như nếu được vào công ty làm việc, bạn muốn làm gì hay bạn có đóng góp gì cho công ty hay không thường hay được đưa ra trong quá trình phỏng vấn. Tất nhiên, khi đi phỏng vấn, cần phải ăn mặc chỉn chu và chuẩn bị trước cả cách nói chuyện chính là điều tôi muốn đề cập tới.
2. Các yếu tố để nhận diện ứng viên ưu tú
Đối với các nhà tuyển dụng thì chỉ dựa vào bản sơ yếu lý lịch, quá trình làm việc mà ứng viên nộp lên cũng như một cuộc phỏng vấn ngắn ngủi thì rất khó để xác định xem ứng viên đó có thật sự ưu tú hay không.
Do đó, nếu nhà tuyển dụng không tìm ra được điểm nổi bật của ứng viên thì cho dù ứng viên đó có nhận được đánh giá cao trong công việc trước đây thì vẫn không được tuyển dụng vào làm.
Mặt khác, nếu ứng viên tự nêu ra ưu điểm của mình đối với nhà tuyển dụng, và nhà tuyển dụng đánh giá những ưu điểm đó có nổi bật thì khả năng ứng viên đậu phỏng vấn là càng cao. Vậy nên làm gì để đạt được hiệu quả trong quá trình phỏng vấn?
Trên thực tế, ứng viên chỉ có thể làm một số điều giới hạn trong một cuộc phỏng vấn ngắn ngủi. Điều ứng viên có thể làm đó là thực hiện đối thoại để nhà tuyển dụng có thể hiểu được mình như thế nào.
Trong lúc phỏng vấn, vì nhà tuyển dụng có thể không phải là kỹ sư IT, nên những câu tả lời như ứng viên là kỹ sư IT về mảng nào thì bên tuyển dụng có thể không hiểu hết được. Thế nên lúc phỏng vấn các ứng viên nên chú ý tới điểm này.
3. Một số ví dụ không tốt trong quá trình phòng vấn?
Hầu hết các kỹ sư IT thường không quen với việc gặp gỡ với nhiều người, vì thế mà lúc đi phỏng vấn thường rất khó khăn bởi không biết nên nói gì. Vì vậy chuẩn bị kỹ càng, chu đáo trước khi phỏng vấn là điều nên làm đối với mỗi ứng viên.
Tuy nhiên, nếu phỏng vấn không thành công thì cho dù bạn có kỹ năng đi chăng nữa thì nhà tuyển dụng vẫn sẽ không tuyển bạn vào công ty của họ. Dưới đây là một số trường hợp phỏng vấn không thành công mà tôi muốn đề cập đến.
– Nói chuyện một cách phiến diện
Trong một cuộc phỏng vấn, ứng viên đề cập đến ưu điểm của mình là điều nên làm, tuy nhiên còn có một số người lúc phỏng vấn nói không ngừng về khả năng cũng như là sự thành công của mình trong công việc trước đây.
Trong lúc phỏng vấn, điều quan trọng của một đoạn đối thoại đó chính là sự thấu hiểu giữa hai bên. Nếu như ứng viên không thể hiểu được những thứ cơ bản của cuộc trò chuyện, ví dụ như lắng nghe nhà tuyển dụng hay nói về suy nghĩ của mình thì ứng viên đó sẽ bị đánh giá là người không thể làm viêc teamwork tốt được.
Ngay cả khi lo lắng trong lúc phỏng vấn thì điều nên làm là hãy tập trung lắng nghe nhà tuyển dụng nói gì và vừa quan sát đối phương vừa nói chuyện.
– Không kéo dài câu chuyện
Ngược lại ở ví dụ trước, có những trường hợp chỉ có thể trả lời ngắn gọn với câu hỏi của các nhà tuyển dụng. Như tôi đã đề cập trước đó, một cuộc phỏng vấn với thời gian có hạn thì điều cần thiết đó chính là hội thoại để giúp hai bên hiểu nhau hơn.
Tức là việc ứng viên không chỉ đừng lại ở chỗ trả lời câu hỏi một cách thụ động mà còn phải biết mở rộng cuộc nói chuyện và đặt câu hỏi cho các nhà tuyển dụng.
– Không nói chuyện một cách tiêu cực
Dù cho không hài lòng về công ty cũ, khiến bạn nghỉ việc thì điều này cũng không nên nói ra trong lúc phỏng vấn. Bởi vì nếu trong một nhóm làm việc chung nếu có người có ý nghĩ tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của toàn bộ nhóm.
Vì vậy mà trong lúc phỏng vấn cần tránh nhắc đến những vấn đề tiêu cực để không bị đánh giá là người sẽ gây ảnh hưởng không tốt trong quá trình làm việc nhóm.
Điều đáng nói là trong lúc phỏng vấn, ứng viên nên trả lời thành thật lý do mình xin nghỉ việc là tiêu cực, tuy nhiên hãy biến cái tiêu cực đó thành cái tích cực, là điều mà mình muốn làm, muốn thay đổi ở công ty này.
4. Những câu hỏi thường gặp và câu trả lời
– Lý do ứng tuyến
Một trong những câu hỏi luôn được nêu ra khi phỏng vấn đó chính là lý do ứng tuyển. Trên phương diện là một nhà tuyển dụng, họ luôn muốn biết rằng lý do vì sao các ứng viên lại lựa chọn công ty của họ giữa vô vàn các công ty đang tuyển dụng khác. Bởi đó chính là điểm khác biệt thu hút bộ phận tuyển dụng.
Nhìn chung khi nói về các yếu tố ứng tuyển, ứng viên không nên nói một cách chung chung hoặc tiêu cực. Và điều này cũng áp dụng cho các cuộc phỏng vấn với các kỹ sư IT. Ví dụ như, các kỹ năng phù hợp với các đặc điểm được yêu cầu trong tin tuyển dụng hay công ty hiện tại lương cao hơn công ty cũ là những lý do chung không thể phân biệt giữa các công ty với nhau.
Vì vậy, trước khi nộp đơn phỏng vấn, hãy tìm hiểu trên Internet về các thông tin cơ bản của công ty mà bản thân apply vào, xem xét xem những yếu tố nào phù hợp với mình, vì sao lại phù hợp và những kinh nghiệm về mảng IT liệu có giúp bản thân làm việc tốt trong môi trường công ty mới hay không,… là những lý do đáng để suy nghĩ.
– Định hướng nghề nghiệp (Công việc muốn làm trong tương lai)
Chuyển việc là một trong những cách để thăng tiến sự nghiệp. Có rất nhiều người trong ngành IT cũng đã ý thức được điều này. Theo thống kê, hơn một nửa trên tổng số những người hiện đang làm công việc liên quan đến IT, đều có ít nhất một lần chuyển việc.
Trong số các kỹ sư làm việc liên quan đến lĩnh vực phát triển hệ thống thì cứ hai người lại có một người có ý định với chuyển việc.
Vì vậy, khi phỏng vấn hãy cho nhà tuyển dụng thấy được rằng cách mà mình suy nghĩ về công việc và những chính sách của công việc này phù hợp và ăn khớp với nhau.
– Phương thức để nâng cao kỹ năng
Nếu muốn theo đuổi nghề IT lâu dài, học hỏi để tích lũy kinh nghiệm là điều cần thiết. Và để thực hiện được điều đó, mỗi chúng ta cần phải làm quen với những thử thách các kỹ năng mới.
Vì vậy, khi phỏng vấn đưa ra lý do muốn học hỏi, thách thức bản thân ở một môi trường mới cũng là một cách hay.
Cùng nhìn lại xem ngành mình theo học là gì để nâng cao kỹ năng có thể tự tin trả lời khi được hỏi trong buổi phỏng vấn.
– Điểm mạnh và các kỹ năng
Trong buổi phỏng vấn, các ứng viên sẽ luôn được hỏi về kỹ năng cũng như điểm mạnh của mình. Bởi có nhiều kỹ sư IT rất thích nói về kỹ năng làm việc của họ, vậy nên có nhiều người thường chỉ nói riêng đến các kỹ năng trong một khoảng thời gian dài.
Tuy nhiên, thời gian phỏng vấn thì luôn có hạn, vì vậy mà cần phân bổ thời gian sao cho hợp lý là điều cần thiết.
Việc nói về những điểm mạnh cũng như các kỹ năng trong một khoảng thời gian dài là điều hết sức tự nhiên. Nếu bạn giỏi về một lĩnh vực thì đương nhiên bạn sẽ có thể nói không ngừng về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đó.
Tuy nhiên, nếu câu chuyện này thật sự rất dài và bạn đã đi quá xa về vấn đề đó, người tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn là một người ích kỷ và phiền phức.
Vì vậy, cần sắp xếp các luận điểm rõ ràng, logic và ngắn gọn, chẳng hạn như cái bạn giỏi là gì, những kỹ năng nào bạn đã có và chuẩn bị nên nói như thế nào với người tuyển dụng,…
5. Lợi ích của việc đặt câu hỏi ngược lại
Vào thời điểm phỏng vấn, việc chỉ thụ động trả lời các câu hỏi của người tuyển dụng đưa ra sẽ khiến họ nhầm tưởng rằng bạn không có hứng thú với công ty của họ.
Người tuyển dụng trực tiếp đối thoại với bạn có thể sau này sẽ là đồng nghiệp của bạn. Vì vậy, nếu có thể hãy đưa ra một số câu hỏi để hiểu hơn về công ty mà bạn apply vào.
Hơn nữa, chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng chính là dấu hiệu cho thấy bạn thực sự quan tâm đến công việc này. Cách nhanh nhất để để được chấp nhận đó là để cho người tuyển dụng biết rằng bạn có mong muốn làm việc cùng họ.
Nếu bạn làm nghề IT thì thật sự ít có cơ hội được nói chuyện với những người bạn gặp lần đầu, nên đối với một vài người, việc bắt đầu một cuộc hội thoại trong lúc phỏng vấn quả thật rất khó khăn.
Do đó ngày nay, các kỹ sư IT cần có các kỹ năng giao tiếp. Cách nhanh nhất để tuyển dụng đó là đặt câu hỏi cho nhân viên tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn để hiểu sâu hơn về hai bên.
6. Những câu hỏi hay dành cho nhà tuyển dụng
Như tôi đã đề cập trước đó, việc đặt câu hỏi ngược lại cho các ứng viên là điều nên làm tuy nhiên không phải câu hỏi nào cũng tùy tiện đặt ra được.
Lấy ví dụ như tránh hỏi những câu hỏi liên quan đến môi trường làm việc, chẳng hạn như xin nghỉ có dễ không, có phải làm thêm giờ hay không,…Nếu thất sự muốn biết về các cơ chế đó, hãy hỏi gián tiếp qua số ngày làm việc cũng như phong cách làm việc của các đồng nghiệp mà sau này bạn sẽ cùng làm việc.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh hỏi những công việc liên quan đến lương thưởng, phúc lợi một cách trực tiếp. Bởi vì trong suốt quá trình trò chuyện, bạn có thể hỏi những người bạn làm việc chung để tìm hiểu về cấu trúc độ tuổi và chế dộ đãi ngộ của họ, từ đó suy đoán được mức lương cũng như phúc lợi của mình.
Nếu là một kỹ sư IT, bạn nên quan tâm đến những công cụ mà bạn thường hay sử dụng trong quá trình làm việc và bạn cũng có thể đặt những câu hỏi về môi trường phát triển của những công cụ đó tại thời điểm phỏng vấn.
7. Cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ!
Chìa khóa để chuyển việc thành công đó là gửi cho các nhà tuyển dụng về các CV và chứng minh cho người phỏng vấn biết rằng bạn sẽ là nhân viên tiềm năng cho công ty. Để làm được điều đó, điều quan trọng là bạn phải đứng trên góc độ là nhà tuyển dụng tìm hiểu xem cái mà nhà tuyển dụng muốn là gì và tập trung vào điểm đó.
Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn là có hạn. Vì vậy điều cần làm là phải tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn apply vào cũng như suy nghĩ xem điểm nào sẽ thu hút ở bản thân có thể thu hút được các nhà tuyển dụng.
Trong quá trình phỏng vấn, thả lỏng cơ thể, tạo cảm giác thoải mái và trò chuyện một cách hòa hợp nhất có thể với nhà tuyển dụng là điều cần thiết cho một cuộc phỏng vấn thành công.
Nguồn: Techviet