1. Tester là gì? Công việc của tester?

Trong ngành công nghệ thông tin hiện nay có thể coi tester là người đứng mũi chịu sào thử nghiệm những sản phẩm mới và đảm bảo chất lượng các phần mềm và thực hiện những công tác trước khi giao kết quả cuối cho khách hàng. Với riêng tôi một người bắt đầu với công việc lập trình phần mềm và dần dần chuyển sang công việc của một tester công việc này hiện dược gọi là Automation testing. Sở dĩ có cách gọi như vậy là để phân biệt với Manual testing những người mới vào nghề và có ít kinh nghiệm trong kỹ năng code chương trình và đa số có tư duy sáng tạo, nhanh nhạy, nắm vững về các định nghĩa, kỹ thuật test manual.

Với khả năng sử dụng các loại ngôn ngữ lập trình để code sản phẩm tôi từ một kỹ sư IT lấn sân sang nghề tester. Hàng ngày công việc chính của tôi hay của mỗi bạn tester sẽ viết code để kiểm tra một cách tự động những sản phẩm mà doanh nghiệp đang có. Một nhân viên automation phải làm việc được trên nhivới các ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java, C#, AutoIT, Python,… tùy theo những công ty bạn đang phục vụ. Hiện nay tôi làm việc 6 năm và mức lương đang là 14 triệu đồng/ tháng bạn có muốn biết tester là gì và có mức thu nhập khá? Để làm được như vậy cần có kiến thức chuyên sâu về máy tính để nhanh chóng phát hiện các bug khi làm việc. Những kiến thức về chuyên môn nghành là điều đương nhiên không thể bỏ qua bên cạnh đó sự ứng biến linh hoạt cũng là một điểm cộng để bạn có thể được tuyển dụng vào ngành này. Vì hầu hết các tài liệu chuyên môn của tester đều là tiếng anh nên nếu bạn giỏi môn này thì nó cũng sẽ phục vụ rất tốt cho con đường phát triển trong tương lai.Tester là một công việc hấp dẫn với mức lương khá cao vì thế bạn hãy cố gắng trau dồi thật nhiều kinh nghiệm, kỹ năng.Tham khảo ngay các cv mẫu để nộp cv ứng tuyển ngay vào vị trí tester nhé.

2. Học gì để trở thành tester?

Để trở thành một tester chuyên nghiệp tôi đã phải tự trau dồi cho mình nhiều kỹ năng khác nhau ở từng thời điểm trong đó điều cơ bản là cài đặt phần mềm, sử dụng internet và những kiến thức nền tảng về máy tính. Khi sử dụng ngôn ngữ lập trình tôi nghĩ bạn nên hiểu thật kỹ về lập trình bằng SQL, HTML, CSS vì nó rất cần thiết khi làm test sửa code. Đương nhiên để làm được công việc này bạn phải hiểu test là gì những kiến thức tổng quan về test, bao gồm các định nghĩa cơ bản, các thuật ngữ, quy trình. Để hiểu được cơ bản nhât về tester bạn cần biết về những phần mềm dùng cho việc test và cần hiểu rõ lý do testing lại rất quan trọng trong công đoạn sản xuất sản phẩm. Sau đó bạn phải học chi tiết testing hoạt động như nào và có vai trò gì trong các giai đoạn phát triển sản phẩm. Một số thuật ngữ bạn phải quen ngay từ bây giờ như Software Test life cyclem có nghĩa là dòng đời của kiểm thử, thứ tự các công việc kiểm thử. Vòng đởi của lỗi và trạng thái qua các giai đoạn gọi là Defect Life Cycle, các mức độ khi kiểm thử là Software Testing Levels. Bên cạnh đó bạn cũng cần hiểu về Quality Assurance vs. Quality control, Verification vs Validation, Software Testing types, Functional testing, Non-functional testing, Structural testing, Change related testing....Nhu cầu tuyển dụng việc làm, tester tại các công ty hiện nay rất lớn, các ứng viên có thể thoải mái lựa chọn các vị trí cũng như mức lương phù hợp với bản thân.

Để có được công việc và tuyển dụng với mức lương như hiện tại tôi đã phải bỏ ra không ít công sức để học về Manual Test, nên có lẽ các bạn cũng hãy bỏ thêm thời gian để học về nó. Trước hết hãy học về thành phần cần có trong một test plan cơ bản, cách viết test plan. Việc hiểu về testcase cũng sẽ là lợi thế giúp bạn có tiền đề vững chắc phát hiện ra bug nhanh hơn từ đó có thể thiết kế testcase, giúp nó được tối ưu hơn. Khi đã làm được công việc của mình bạn cũng phải học cách viết báo cáo sao cho dễ hiểu nhất để công việc của mình thể hiện trên mặt chữ giúp những sự cố gắng được công nhận. Một điều nữa bạn không nên bỏ qua là học báo cáo cũng như các phương pháp sắp xếp quản lý bug phát sinh. Làm tester chắc chắn phải sử dụng phần mềm chuyên dụng thế nên tools tracking Jira, Mantis, Bugzilla, Application Lifecycle Management là những thứ bạn phải tìm kiểu kĩ trước khi dám dấn thân vào nghề này.

Vì tester không chỉ làm việc trên PC mà còn phải làm với mobile nên bạn cũng phải có những kiến thức cơ bản về iOS, Android, Windows Phone để cài đặt và test ứng dụng mobile. Đôi khi các kiến thức về giả lập mobile trên PC cũng sẽ được lôi ra sử dụng nên việc học thêm là không bao giờ thừa. Và cuối cùng điều quan trọng nhất là phải thực hành nhiều để đánh giá được những rủi ro khi kiểm thử đây là điều không phải một sớm một chiều có thể giỏi vậy nên nó cũng giống như một phần nâng cao mà bạn phải kiên nhẫn hiểu cho bằng được nếu muốn phát triển sau này.

3. Tố chất của một Tester là gì?

Để trở thành một Tester bạn cần phải có những tố chất sau đây:

3.1. Đủ chuyên môn

Tất nhiên một Tester cần phải có đủ kiến thức chuyên môn để nắm chắc những kiến thức về hệ điều hành hay lập trình, mạng, database,...Đây cũng là yếu tố bắt buộc cần phải có của một Tester bởi không sự hiểu biết sâu sắc về nội dung và chuyên môn thì không thể trở thành một Tester.

3.2. Có tính kiên trì, cẩn thận và tỉ mỉ

Đối với một Tester tính kiên trì là điều không thể thiếu, chuyên viên kiểm thử mang trong mình tố chất kiền trì, nhẫn nạo và không bao giờ bỏ cuộc trước mọi thách thức lỗi phần mềm. Trong quá trình làm việc, có rất nhiều sự cố bất ngờ có thể xảy ra đòi hỏi người làm Tester có tính nhẫn nại thử nhiều trường hợp cho đến khi tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục

Để nâng cao chất lượng kiểm thử sản phẩm ở mức tối ưu thì người Tester sẽ không thể ngừng bỏ qua từng chi tiết nhỏ nhất như dấu chấm, dấu phẩy, logo, icon hay những thứ nhỏ nhặt khác. ​Thêm vào đó một chuyên viên kiểm thử được xem là xuất sắc thì sẽ không bao giờ chịu từ bỏ mà kiên trì phát hiện ra lỗi, tỉ mỉ kiểm tra lại phần mềm, không ngừng cải tiến và khắc phục một cách tích cực và nhanh chóng.

3.3. Sáng tạo

Một Tester cần có sáng tạo để giúp cho chuyên viên kiểm thử sẽ suy nghĩ sâu sắc hơn đồng thời đưa ra nhiều cách thử sáng tạo hơn so với khuôn khổ ban đầu. Ngoài ra nếu một Tester có tính tạo sẽ giúp cho  người dùng dễ dàng tương tác và sử dụng

3.4. Có thể khả năng tư duy phân tích

Là một chuyên viên kiểm thử cần phải tập trung cao độ và phân tích từ những chi tiết nhỏ nhất, nếu một Tester phải có lối suy nghĩ logic và phân tích sâu hơn về sản phẩm này đã và chưa tốt ở điểm nào hay nếu truy cập được vào ứng dụng thì sẽ có thể phát sinh những lỗi nào, khắc phục ra sao?

3.5. Có trình độ về ngôn ngữ Anh

Hầu hết ngày nay, tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ quan trọng phục vụ cho công việc ở mọi ngành nghề. Đặc biệt ngành CNTT thì không thể nào. Bạn có phải là Tester giỏi hay không còn tùy thuộc vào trình độ tiếng Anh của mình thêm vào đó có thể đọc hiểu, viết được các tài liệu chuyên ngành và công nghệ luôn gắn liền với tiếng Anh vì thế biết tiếng Anh là điều quan trọng để đáp ứng được các nhu cầu công việc.

4. Tìm kiếm việc làm Tester ở đâu nhanh chóng?

Ngoài ra bạn đọc có thể tìm kiếm việc làm Tester thông qua các thông tin tuyển dụng tại Hvit Job mới nhất  hoặc các tỉnh thành khác được đăng tải thông qua các thông tin thường xuyên được đăng tải cập nhật trên website của Timviec365.vn. Đây là một trong những trang web tìm việc uy tín nhất Việt Nam hiện nay được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng. 

Chúc bạn thành công!