"Có vẻ là thị trường IT đang thay đổi một cách khốc liệt hơn", "Bên mình nhận được hơn 500 hồ sơ phỏng vấn Frontend ReactJS trong đợt tuyển dụng lần này, tuy nhiên sau khi lọc thì chỉ khoảng 20-30 hồ sơ đáp ứng được yêu cầu của vị trí", "Năm nay doanh nghiệp bên mình tạm dừng tuyển các vị trí Fresher, Intern và chỉ tuyển Middle, Junior trở lên", "Các hồ sơ mà họ chủ động apply, qualify gần như bằng 0" - chia sẻ của các nhà tuyển dụng thị trường IT từ VNExpress

 

Mục lục: 

1. Tổng quan về thị trường IT 2023

2. Làn sóng Layoff công nghệ 2023 - sinh viên IT cần chuẩn bị gì ?

3. Chia sẻ từ các chuyên gia 

 

1. Tổng quan về thị trường IT 2023 - báo cáo từ TopDev

Sự thiếu hụt nhân sự CNTT luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với thị trường CNTT. Mặc dù mức lương và phúc lợi của ngành này vẫn giữ xu hướng tăng và có phần cao hơn so với mặt bằng chung. Dự đoán từ năm 2023 – 2025, Việt Nam vẫn sẽ thiếu hụt từ 150.000 đến 200.000 lập trình viên/ kỹ sư hàng năm. Đa số các nhà tuyển dụng cho biết họ hầu như luôn cần các lập trình viên Back-end, lập trình viên Full-stackFront-end. Top 5 kỹ năng CNTT hàng đầu mà các công ty đang tìm kiếm vẫn giữ nguyên như những năm trước: Javascript, Java, PHP, C#/.Net & Python.

Ngành ICT và Nhân khẩu học lập trình viên 2023

Bối cảnh tài năng công nghệ 2023

Mức lương lập trình viên 2023

Thách thức tuyển dụng công nghệ 2023

>> Nguồn: Báo cáo thị trường IT Việt Nam 2023 theo Topdev

2. Làn sóng Layoff công nghệ 2023 - sinh viên IT cần chuẩn bị gì ?

Nhiều ông lớn buộc phải sa thải nhân viên hàng loạt, đứng bên bờ vực phá sản vì phải đối mặt với mức lạm phát quá cao. Theo dữ liệu từ Layoffs.fyi, Từ đầu năm 2023 đến nay, thị trường IT thế giới đã sa thải tới hơn 230,000 ngàn người, từ 1019 công ty công nghệ lớn. Trong đó:

  • Meta sa thải 11.000 nhân lực, tương đương 13% tổng số nhân viên.
  • Twitter, Google cắt giảm 12.000 việc làm trên toàn cầu.
  • Amazon cắt giảm hơn 18.000 việc làm, vượt quá dự kiến.

Layoff 2023 - Cắt giảm nhân sự ngành IT

Và nhiều gã khổng lồ khác như Shopee, Netflix, Snapchat, Microsoft, v.vv.. cũng đã phải chịu tác động từ Covid-19 và lạm phát tăng cao. Chưa kể là chiến tranh Nga - Ukraine, sự biến đổi giá dầu, thị trường chứng khoán bất ổn cũng khiến tình trạng thị trường lao động trở nên tồi tệ.

Thị trường việc làm Việt Nam

Trước diễn biến của làn sóng sa thải nhân sự hàng loạt trên toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng khó lòng tránh khỏi “cơn địa chấn”. Nhiều công ty ở Việt Nam cũng phải cắt giảm nhân sự, sa thải hàng loạt nhân viên để bảo toàn vốn đầu tư. 

"Có vẻ là thị trường IT đang thay đổi một cách khốc liệt hơn", "Bên mình nhận được hơn 500 hồ sơ phỏng vấn Frontend ReactJS trong đợt tuyển dụng lần này, tuy nhiên sau khi lọc thì chỉ khoảng 20-30 hồ sơ đáp ứng được yêu cầu của vị trí", "Năm nay doanh nghiệp bên mình tạm dừng tuyển các vị trí Fresher, Intern và chỉ tuyển Middle, Junior trở lên", "Các hồ sơ mà họ chủ động apply, qualify gần như bằng 0" - chia sẻ của các nhà tuyển dụng thị trường IT từ VNExpress

Thị trường IT đang thay đổi một cách khốc liệt hơn

>> Nguồn: Podcast Doanh nghiệp khát IT, Nhân sự khát việc - VnExpress

Vậy sinh viên mới ra trường cần phải làm gì để ứng phó với tình hình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường như hiện nay khi các công ty, doanh nghiệp có xu hướng chỉ tuyển dụng các cấp độ middle, junior trở lên thay vì các vị trí intern, fresher như hằng năm ?

  • Cơ hội tốt để nâng cấp kỹ năng lập trình và kiến thức: Hãy tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng lập trình của bạn. Theo đuổi các dự án cá nhân hoặc tham gia các khóa học online/offline để cải thiện kiến thức và kỹ năng của mình. Tạo ra các dự án cá nhân để thực hành và trình bày kỹ năng của bạn. Các dự án này có thể được thêm vào portfolio của bạn để chứng minh năng lực của bạn cho các nhà tuyển dụng.

>> Tham khảo Cơ hội việc làm cho tập đoàn công nghệ LTS Group từ các khóa học lập trình của LTS Edu

  • Tham gia các sự kiện, hội thảo, và xây dựng mạng lưới: Dự các sự kiện và hội thảo trong lĩnh vực công nghệ thông tin để mở rộng mạng lưới của bạn và tìm hiểu về cơ hội việc làm. Kết nối với người khác trong lĩnh vực IT trên các mạng xã hội chuyên ngành như LinkedIn. Các mối quan hệ này có thể giúp bạn tìm kiếm thông tin về các cơ hội việc làm và có được lời giới thiệu từ những người đã có kinh nghiệm.

Tham gia các sự kiện, hội thảo, và xây dựng mạng lưới

  • Tìm kiếm cơ hội thực tập: Dù tình hình thị trường khó khăn, hãy tiếp tục tìm kiếm cơ hội thực tập. Đôi khi, việc liên hệ trực tiếp với các công ty hoặc tham gia các trang web công việc là cách hiệu quả để tìm kiếm vị trí thực tập, đừng ngần ngại tự liên hệ với các công ty mà bạn quan tâm. Gửi đơn xin việc và CV của bạn, và thể hiện sự quyết tâm và niềm đam mê trong email xin việc của bạn, đồng thời hoàn toàn có thể sử dụng các mối quan hệ cá nhân, người thân để có một cơ hội tốt hơn. Có thể cân nhắc các hình thức thực tập không lương.

  • Phát triển kĩ năng mềm: Ngoài các kĩ năng chuyên môn mà bạn cần phải thành thạo, kĩ năng mềm cũng đóng vài trò rất quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới và trả lời phỏng vấn. Chúng tôi nhận thấy kĩ năng mềm của các bạn sinh viên Việt Nam tương đối kém, đặc biệt là ở các bạn sinh viên công nghệ thông tin.

Phát triển kĩ năng mềm

  • Điều chỉnh kế hoạch dự định: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm việc làm trong lĩnh vực IT, hãy xem xét xây dựng một kế hoạch B hoặc điều chỉnh kế hoạch của bạn. Có thể bạn sẽ cần tìm kiếm cơ hội ở lĩnh vực khác và xem xét quay lại ngành trong thời gian ngắn. Dự kiến thị trường tuyển dụng IT sẽ quay trở lại ổn định hơn vào sau tết âm lịch năm 2024.

3. Chia sẻ từ các chuyên gia nhằm mục đích tiếp thêm lửa cho các bạn trẻ trong thời kì khó khăn chung

Chia sẻ về câu chuyện công việc bị AI dần dần thay thế từ bài viết "Học gì không thất nghiệp" của ông Hồ Quốc Tuấn - Giám đốc chương trình đào tạo tài chính tại ĐH Bristol:

Đầu tiên là chuyện học như thế nào. Công nghệ AI sẽ khiến những người muốn đi tắt, học vẹt, học mẹo không còn nhiều cơ hội việc làm. Những mẹo như "ba cách khiến bạn nhanh chóng tạo văn bản", hay "năm cách khiến bạn tăng điểm số" sẽ không còn hữu dụng. Bởi vì cách học vẹt, học mẹo không giúp hiểu được vấn đề thấu đáo, mà chỉ là tìm đường tắt hoàn thành một công việc. Đó là làm việc, chứ không phải hiểu việc.

Công việc bị AI dần dần thay thế ?

Ngoài chuyện có thái độ học tập đúng, người học còn phải tự rèn cho mình kỹ năng mới, hay còn gọi là học tập suốt đời. Đây là một trong những chủ đề chính để tái đào tạo lực lượng lao động cho toàn cầu mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) hướng tới. Ví dụ, tôi dạo này đang tự học cách đặt câu hỏi cho các công cụ như ChatGPT hay Bard để nhờ chúng viết giúp email; học cách sử dụng một công cụ phân tích dữ liệu và huấn luyện mô hình máy học đơn giản mà không cần lập trình... Học cách học một kỹ năng mới trở thành giải pháp tạo ra giá trị tăng thêm cho bản thân, để đảm bảo luôn có tính cạnh tranh trên thị trường lao động.

Cuối cùng, kỹ năng cần phải có ở hầu hết nghề nghiệp, cũng là thứ AI không có, là kỹ năng giao tiếp, và khả năng phản ứng với sự kiện bất ngờ. Đây là điều tôi học được từ một sinh viên cũ đang làm ngành kiểm toán ở Anh. Cậu bảo rằng giờ nhiều bạn lạm dụng công nghệ nên thường tìm câu trả lời trên mạng, ít có kỹ năng giao tiếp và cũng thiếu kiến thức cơ bản. Đến lúc đi phỏng vấn việc làm, các bạn đó không có khả năng trả lời câu hỏi ngoài các "bài tủ" đã chuẩn bị. Đi phỏng vấn không ai chờ bạn hỏi Google hay ChatGPT. Đi diễn thuyết với khách hàng cũng vậy.

Nói cách khác, học từ mọi thứ xung quanh bạn mỗi ngày, chủ động học cái mới chính là cách để không sợ bị thất nghiệp vì AI.

>> Đọc bài viết hoàn chính: Học gì không thất nghiệp tại đây

Chia sẻ về tầm quan trọng của việc phát triển học lập trình trong thời đại số qua bài viết "Thế hệ lập trình" của ông Nguyễn Huy Dũng - kỹ sư công nghệ

Trong kỷ nguyên số, toàn cầu đang nói chung một thứ ngôn ngữ trong lĩnh vực công nghệ, là ngôn ngữ lập trình. Quốc gia nào chuẩn bị, đào tạo được các thế hệ nắm chắc, làm chủ và hơn nữa là sáng tạo về lập trình, quốc gia đó có nhiều cơ hội bứt phá.

Một câu hỏi đặt ra là: Nhiều nước phát triển, đi trước, đã tạo ra những sản phẩm hàng đầu, tại sao những nước đi sau như Việt Nam còn cần đầu tư vào lập trình nữa?

Vì có những vấn đề, những bài toán của người Việt mà nếu chúng ta không làm, sẽ không ai làm giúp. Có những lĩnh vực, chúng ta phải làm chủ công nghệ, phải nắm chìa khóa trong tay - tức viết ra sản phẩm, thay vì chỉ sử dụng các ứng dụng do người khác tạo sẵn.

Dịp này năm ngoái, một số thành phố ở Việt Nam vẫn đang trải qua những đợt phong tỏa kéo dài do đại dịch Covid-19. Tôi lúc đó đang tham gia Tổ công tác đặc biệt tại TP HCM. Một người quen nhờ tôi tìm giúp người thân, không rõ đang được điều trị ở bệnh viện nào, tình trạng ra sao. Do sự đứt gãy về thông tin giữa các tuyến bệnh viện phòng chống Covid-19, phải mất một thời gian tôi mới tìm ra. Lúc đó, bệnh nhân đã mất.

Tôi cảm thấy rất bất lực, giá chúng ta có những giải pháp công nghệ số tốt hơn. Trong những bối cảnh như vậy, rõ ràng không thể trông đợi, mà người Việt phải tự tìm câu trả lời cho vấn đề mình gặp phải.

Đại dịch Covid-19 đã tạm yên, nhưng có thể còn những đại dịch khác. Thực tiễn cuộc sống cũng sẽ đặt ra những bài toán khác.

>> Xem full bài viết "Thế hệ lập trình" do ông Nguyễn Huy Dũng viết tại đây